Breaking News
Loading...
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Đại từ nhân xưng Trong tiếng Hàn Quốc

08:42



Đại từ nhân xưng Trong tiếng Hàn Quốc 

Đại từ nhân xưng trong tiếng hàn , vốn là những danh từ chỉ người có chức năng của danh từ trong câu , tuy nhiên tiếng hàn là ngôn ngữ có hệ thống kính ngữ rõ ràng do đó tự thân đại từ nhân xưng cũng có nghĩa đề cao và hạ thấp nên thể hiện được cấp độ , tức những từ 나, 우리(들 ),당신,자네, 누구,아무,자기,저희(들) là những từ có cấp độ bình thường ,
những từ : 선생님,이분 là từ tôn trọng
Còn những từ : 저,저희(들),너,너희(들),이 사람'là những từ diễn tả sự hạ thấp

▶---------------------------------------------------------------------▶


- Khi diễn đạt số nhiều , các đại từ nhân xưng này được gắn (들) vào giống như danh từ hoặc dùng từ có hình thái khác

▶---------------------------------------------------------------------▶


▶1 : Ngôi thứ nhất

*Số ít

- 나 : là dạng cơ bản của ngôi thứ nhất , không chỉ dùng khi quan hệ giữ người nói và người nghe là đồng cấp mà cả trong trường hợp của cách nói thường với vị trí của người nghe thấp hơn

- 저 : Trường hợp người nghe là người trên người nói thì sử dụng 저 thay cho 나 đề cao người nghe bằng cách hạ thấ mình
Số nhiều

- 우리 : là ngôi thứ nhất số nhiều có cùng cấp độ với 나 dùng – 들 gắn
vào sau 우리 để nhấn mạnh số nhiều

- 저희 : với tư cách số nhiều có cùng cấp độ với 저 là cách nói hạ thấp của 우리 . tuy nhiên trong cách nói của 우리 , trong 저희 không bao gồm người nghe

• Khi dùng sở hữu cách ngôi thứ nhất thì thường dùng 우리 thay cho 나 hoặc 저, đó là vì trong ý thức của người hàn quốc , ý thức cộng đồng nghĩ đến gia đình hoặc nhóm trực thuộc mạng hơn chủ trương cá nhân thể hiện 나

• Sau 우리 thường ko dùng trợ từ sở hữu cách 의 , vid dụ 우리 어머니 ( mẹ tôi ) ,우리 집 ( nhà tôi ) ,우리 나라( đất nước tôi )

▶---------------------------------------------------------------------▶

▶2 : Ngôi thứ Hai

* Số ít

- 너 : tuy đồng cấp với 나 của ngôi thứ nhất nhưng được dùng với cấp độ thấp hơn 나 , vì vậy dùng nhiều với đối tượng bạn thân hoặc trẻ con

- 선생(님 ) : Dùng khi đề cao người nghe . : nghĩa là 스승 ( thầy )

- 당신 : Tuy đồng cấp nhưng là từ tình cảm dùng giữ vợ chồng hay người yêu với nhau vì vậy không thể dùng trong trường hợp thông thường chỉ ngôi thứ hai
- 자네: dùng giữa bạn bè nhiều tuổi với nhau hoặc hạ thấp người trưởng thành ,

Ví dụ

1. Bạn giận dữ một người và bạn sẵn sàng “chiến đấu” với người đó. Lúc gây gổ đánh nhau

- 당신 뭐야 ? Mày nghĩ mày là ai?
- 당신 뭐가 문제야? Vấn đề của mày là gì?

Tất nhiên trong trường hợp này nó không phải là kính ngữ. 당신 ở đây có nghĩa thấp hơn cả từ ”너”.

2. Khi bạn dịch Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai trong ngôn ngữ khác ra tiếng Hàn.

3. Khi bạn viết hay hát một bài hát.

- 당신의 눈은 참 아름다워요. Đôi mắt em thật đẹp làm sao.
- 당신에게 이 노래를 바칩니다. Anh dành tặng bài hát này cho em.

4. Các cặp vợ chồng trung niên gọi nhau (tương tự như 여보).

- 당신 지금 어디예요? Mình (chồng yêu, vợ yêu) đang ở đâu vậy?.

5. Khi bạn muốn nhắc đến người thứ 3 (người không hiện diện lúc bạn nói chuyện) với sự kính trọng. Nó có nghĩa là “anh ấy” “cô ấy”. Thực tế thì trường hợp này rất hiếm gặp.
Có nhiều cách để bạn xưng hô ngôi thứ hai trong tiếng Hàn. Nếu bạn nói thông tục (반말) bạn có thể dùng: “너”, “너는”, “네가”, “니가”. Còn nếu dùng kính ngữ (존댓말) bạn nói tên -”씨”, -”님”, hoặc dùng chức vụ trong công việc của người đó với -”님”. Không nhất thiết là phải dùng “당신” để nói chuyện với ai mà bạn tỏ ý tôn trọng vì nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị hiểu lầm.

• 당신 : được dùng khi là thần thánh hoặc đối tượng được đề cao rất nhiều khác nên thường không dùng trong hội thoại thông thường , nếu dùng trong hội thoại thông thường thì tùy trường hợp có thể có nghĩa hạ thấo ngôi thứ hai làm đối tượng khó chịu

• Trường hợp người nghe là người trên thì thường tỉnh lược chủ ngữ và không dùng đại từ nhân xưng

• Trong hội thoại thường nhatạ dùng nguyên các từ xưng hô dùng giữ bà con thân thích như : 아주마( cô , dì ) ,아저씨 ( chú ) ,아가씨 ( cô . em ),.. điều này mang lại cảm giác , gần gũi với đối phương nên nghe như hạ thấp hơn nghĩa vốn có của chúng

* Số nhiều

- 너희(들) : là từ hạ thấp với tư cách là dạng số nhiều của 너

▶---------------------------------------------------------------------▶


▶3 . Ngôi thứ ba

*Số ít :

- 이이,이분,이 사람 : ngối thứ ba số ít , dùng các danh từ chỉ người ‘ 이,분,사람 gắn vào sau định từ 이,그,저.

- 누구,아무 : chỉ một người không xác định trong câu không phải là câu nghi vấn : 누가 왔습니다 ( ai đó đã đến ) 아무나 오십시오 ( bất cứ ai hãy đến đây )

- 자기 : dùng để tránh lạp lại kgi phải lặp lại chủ ngữ được dùng làm ngôi thứ 3 : ví dụ : 그는 자기가 제일 잘한다고 생각한다( anh ta nghĩ mình là gỏi nhất ) - 사람들은 지기 자신을 자나치게 믿는 경향이 있다 ( người ta có khuynh hướng tin tưởng bản thân mình quá mức )

• Giữ những người trẻ tuổi với nhau gọi 자기 ( mình ) , khi chỉ đối phương là cách nói xuất phát từ tâm lý muốn tránh biểu lộ tình cảm của từ 당신 , ngôi thứ ba hóa đối phương và thể hiện một cách gián tiếp

*Số nhiều

- 저희(들) : có nghĩa : 저 사람들 ( những người kia ) do hình thái giống ngôi thứ nhất số nhiều nên phải phân biệt bằng ngữ cảnh

• Các đại từ nhân xưng 나,저,너 kết hợp với trợ từ chủ cách thì hình thái của chúng thay đổi , điều này là do gắn trợ từ chỉ cách 이 rồi gắn thêm 가 :

ví dụ :

나 + 가 내가 ……. 내가 노래를 하겠다 :Tôi sẽ hát
저 + 가 제가 ……. 제가 말씀 드리겠어요 : Tôi xin nói
너 + 가 네가 ……. 네가 먹었니? : Em ăn rồi à

• 나,저,너 : kết hợp với trợ từ sở hữu cách : 의 hoặc trợ từ tặng cách – 에게 thì tỉnh lược âm tiết như sau

나 + 의 내
저 + 의 제
너 + 의 네
나 + 에게 내게
저 + 에게 제게
너 + 에게 네게

1 nhận xét:

 
Toggle Footer