Breaking News
Loading...
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Bài 2: "가다" và "오다"

18:14
Bài 2: "가다" và "오다"

Hai động từ này được giải thích dựa trên cơ sở tiêu chuẩn của phương hướng di chuyển được đề cập đến trong ngữ cảnh hội thoại . Nếu quy chiếu theo sự tương ứng giữa tiếng Hàn, tiếng Anh và tiếng Việt thì hai động từ này có thể được hiểu là "가다 - to go - đi", "오다 - to come - đến/về". Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy có trường hợp trong tiếng Hàn chủ thể (người nói): "(내가) 지금 갑니다" khi dịch sang tiếng Anh lại được biểu hiện là: "I'mcoming" (Tôi đang đến) chứ không phải "I'm going" (Tôi đang đi). Hoặc theo lối tư duy của người Việt Nam thì với ngữ cảnh sau tiếng Hàn sẽ được biểu hiện là:
Ví dụ 1(Cô giáo gọi điện cho học sinh nghỉ học)
A: Sao hôm nay em không đến trường?
오늘 학교에 왜 안 왔어요?
B: Em bị ốm nên không đến trường được ạ.
* 몸이 아파서 학교에 못 왔어요.
Khi dịch sang tiếng Hàn theo lối tư duy tiếng Việt, câu trả lời của học sinh B được coi là sai và phải sửa là: "몸이 아파서 학교에 못 갔어요".
Ngoài ra, có một ví dụ nữa mà những người Việt học tiếng Hàn rất hay nhầm lẫn như sau:
Ví dụ 2(Hai người bạn gọi điện cho nhau)
A: 지금 어디 쯤 왔어?
Bây giờ cậu đi đến đâu rồi?
B: 거의 다 왔어. 조금만 기다려.
Tớ sắp đến rồi. Chờ một chút!
Cũng giống như ví dụ 1, ở ví dụ 2 này, chủ thể (người nói) đều lấy điểm chuẩn là vị trí mình đang đứng và dùng biểu hiện "오다" khi nói với người nghe đang di chuyển. Tuy nhiên, ở ví dụ 2 này, người nghe B vừa di chuyển về phía người nói A và vẫn dùng được động từ "오다". Trong khi tại ví dụ 1, dù với cùng tình huống di chuyển nhưng người nghe B lại không thể dùng được động từ "오다".
Như vậy, qua các trường hợp trên có thể thấy nếu chỉ dựa vào từ điển và hiểu máy móc theo nghĩa của từ tiếng Anh thì người học tiếng Hàn sẽ không thể tránh khỏi việc dùng sai hai động từ "가다, 오다". Ngay cả những người học tiếng Hàn lâu năm ở trình độ trên trung cấp cũng thường xuyên nhầm lẫn hoặc tỏ ra lúng túng khi gặp phải các ngữ cảnh cần phân biệt và lựa chọn giữa "가다, 오다".
Một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại trong giao tiếp xã hội chính là khả năng hiểu và vận dụng chính xác từ vựng. Để có thể lĩnh hội và giao tiếp thành công một ngoại ngữ, ngoài khả năng ngữ pháp bạn còn phải rèn luyện kĩ năng sử dụng một cách có hiệu quả lớp từ vựng đặt trong sự hài hòa với các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc đó. Vậy trong trường hợp này, ta cần hiểu và sử dụng hai động từ "가다, 오다" như thế nào cho đúng ?
Cách sử dụng 가다 và 오다 thay đổi theo chủ thể di chuyển và cả mục đích di chuyển. Theo đó, ta sẽ xem xét từng chủ thể di chuyển trong trường hợp các mục đích di chuyển khác nhau để tìm ra sự khác biệt giữa hai động từ này.
Quy ước: 
Chủ thể (người nói)
Người nghe
Nhân vật thứ 3 (người được kể đến trong nội dung hội thoại giữa chủ thể (người nói) và người nghe.
1. Khi chủ thể (người nói) di chuyển:
Theo các nhà phân tích, những địa điểm cư trú như nhà, quê hương của chủ thể được đồng nhất với bản thân chủ thể. Có một ví dụ điển hình là khi bước chân về nhà, người Hàn Quốc hay nói câu: "다녀 왔어요" (Tôi/ Con đã về nhà rồi đây) để thay cho lời chào những người ở nhà. Với những địa điểm là nhà hay quê hương thì người Việt Nam luôn luôn dùng động từ "về" (về nhà, về quê) và dùng động từ "đi, đến" cho các địa điểm khác. Nhưng trong tiếng Hàn khi bản thân chủ thể di chuyển thì điểm trung tâm là địa điểm mà người nói có mặt ở đó. Vì vậy, dù là nhà hay là quê nhưng không phải là địa điểm mà người nói đang có mặt ở thời điểm hiện tại thì vẫn được xếp vào địa điểm thứ 3.
Ví dụ 3:
(1) 1월에 고향에 가요. <살아있는 한국어Ⅰ, trang 109>
Tôi về quê vào tháng 1.
(2) 어젯밤에 늦게 집에 갔어요? - 아니요, 일찍 집에 갔어요. <살아있는 한국어Ⅱ, trang 65>
Đêm qua sao về nhà muộn thế? Không, tôi đã về sớm.
(3) 피곤하고 해서 집에 일찍 갔다.
Vì mệt nên tôi đã về nhà sớm.
Trong các trường hợp vừa theo dõi ở ví dụ 3, tuy nói đến các địa điểm là quê, nhà nhưng hành động di chuyển được miêu tả ở thì tương lai (kế hoạch) hoặc quá khứ (hành động đã diễn ra). Tại thời điểm nói, chủ thể không ở quê hoặc nhà nên phải dùng "가다"
Trường hợp người nói di chuyển về phía người nghe, mời các bạn tham khảo ví dụ sau:
Ví dụ 4:
(1)(Gọi điện) A : 저희 집에 실 거지요?
Anh có đến nhà tôi không?
B : 그럼요.  거예요. <연세한국어 3-1, trang 70>
Tất nhiên rồi. Tôi sẽ đến.
(2)세 시에 그쪽으로 갈거예요. <살아있는 한국어Ⅱ, trang 29>
Tôi sẽ đến đằng đó vào lúc 3 giờ.
(3) a.(sai) (제가) 들어와도 돼요? ( May I come in?)
Tôi có vào được không?
b. (제가) 들어가도 돼요? (May I go in?)
Tôi có đi/ đến được không?
Ở ví dụ 4 câu (1) chủ thể B di chuyển về phía người nghe A và ở câu (3) miêu tả ngữ cảnh người nói ở bên ngoài tòa nhà nói với người nghe ở bên trong để yêu cầu sự đồng ý cho phép đi vào bên trong. Qua các ví dụ này ta có thể rút ra sơ đồ sau:

2. Khi người nghe di chuyển:
Trong trường hợp người nói và người nghe cùng di chuyển đến một địa điểm thứ 3 (thường dùng kèm với từ "같이" – cùng) thì luôn luôn dùng từ 가다.
Ví dụ 5:
(1) 날씨가 추우니까 따뜻한 차를 마시고 싶네요. / 그럼 같이 마시러 요. <Active Korean 3, trang 88>
Trời lạnh nên tôi muốn uống một cốc trà nóng./ Vậy chúng ta cùng đi uống.
(2) 이번 겨울에는 같이 스키장에 까요? <연세한국어 1-2, trang 300>
Mùa đông này chúng ta cùng đi trượt tuyết nhé?
Những ví dụ trên đều là những câu kiểm tra hoặc hỏi về suy nghĩ, quyết định của người nghe nên ta có thể nhận biết được đây không phải là sự di chuyển của chủ thể (người nói) mà là của người nghe. Vì vậy, trong những câu hỏi mang tính chất đề nghị tương tự như trên sự di chuyển được hiểu là di chuyển của người nghe và luôn dùng "가다".
3. Khi nhân vật thứ 3 di chuyển:
Theo thuyết cộng cảm thì ý đồ di chuyển chịu ảnh hưởng của mức độ đồng cảm nhiều nhất chính là trường hợp người thứ 3 làm chủ thể di chuyển. Ý đồ di chuyển này có thể chịu ảnh hưởng của vị trí vật lí của người thứ 3, mối quan hệ giữa người thứ 3 với chủ thể và người nghe, tức, vị trí mang tính xã hội sẽ tác động lớn đến mức độ phạm vi tâm lí của chủ thể (người nói).
Nếu nhân vật thứ 3 di chuyển về phía đích đến có mặt người nói thì theo thuyết cộng cảm, điểm trung tâm của việc di chuyển sẽ trở thành chủ thể nên động từ thường dùng ở đây là "오다". Ví dụ, khi A - chủ thể nói với B - người nghe về C - nhân vật thứ 3: "좀 기다려. C가 이따가 올 거야" (Chờ một chút. Rồi C sẽ đến ngay thôi.). Nhưng nếu nhân vật thứ 3 di chuyển theo hướng khác với chủ thể thì tùy thuộc vào sự cảm nhận hay ý đồ của chủ thể (người nói) mà có thể dùng cả "오다" và "가다".
Ví dụ 6:
a. (우리가 가는 장소에) 철수는 아마 안  거예요.
(Địa điểm chúng ta đang đến) Cheolsoo có lẽ sẽ không đi đâu.
b. (우리가 가는 장소에) 철수는 아마 안  거예요.
(Địa điểm chúng ta đang đến) Cheolsoo có lẽ sẽ không đến đâu.
Nếu như ở ví dụ 6(a) chủ thể (người nói) thể hiện sự quan tâm tới nhân vật thứ 3 (Cheolsoo) nhiều hơn đích đến thì ở ví dụ 6(b) mức độ quan tâm của chủ thể dành cho đích đến là lớn hơn mức độ quan tâm dành cho nhân vật thứ 3 (Cheolsoo). Theo đó, việc sử dụng "가다" hoặc "오다" trong trường hợp nhân vật thứ 3 di chuyển tới một địa điểm thứ 3 (không cùng hướng với chủ thể) sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tâm lý của chủ thể.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số tình huống hội thoại sử dụng động từ "가다/오다". Độc giả nào yêu thích và muốn học tiếng Hàn sâu hơn, xin hãy thử sức và gửi đáp án về cho TTHQ trong phần bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ gửi tặng 01 CD K-Pop cho độc giả có câu trả lời đúng nhất và sớm nhất.
[A1] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
- A 씨, 어제 모임에 (갔어요/왔어요)? 안 보이던데요.
[A2] (당신과 A는 전화 통화 중입니다. 당신은 집에, A는 공원에 있습니다)
- 제가 지금 그쪽으로 (갈게요/올게요).
[A3] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
- 어제 우리 집에 선생님이 (갔었는데/왔었는데), 못 만났어요.
[A4] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
- 내일, 역에 (가면/오면) 제 동생이 있을 거예요.
[A5] (당신과 A는 전화 통화 중입니다. 당신은 집에, A는 공원에 있습니다)
- 지난주에도 거기 (갔었어요/왔었어요)?
[A6] (당신과 A는 극장에서 이야기하고 있습니다)
- 지금 철수를 부르면 여기 (갈까/올까)?
[A7] (당신과 A는 학교에서 이야기하고 있습니다)
- 지난주에 철수가 미국에 (갔대/왔대).
[A8] (당신은 A의 심부름을 하려고 합니다)
- 제가 역에 (가서/와서) 그 사람을 만날게요.
[A9] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
- 제가 A 씨 집에 (가면/오면) 커피 한 잔 주실 거죠?
[A10] (당신과 A는 전화 통화 중입니다)
- 경찰을 불러요. 바로 (가서/와서) 해결해 줄 거예요.
[A11] (당신과 A는 공원에 있습니다)
- 저는 지난주에도 여기에 (갔었어요/왔었어요).
[A12] (당신과 A는 전화 통화 중입니다)
- 남자친구에게 전화하세요. A 씨에게 지금 바로 (가지/오지) 않을까요?
[A13] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
- 제가 내일 A 씨의 사무실로 (갈게요/올게요).
[A14] (당신과 A는 길에서 이야기하고 있습니다)
- 저는 어제 집에 (가서/와서) 바로 잤어요.
[A15] (당신과 A는 전화 통화 중입니다)
- 지금 여기로 (갈/올) 수 있어요?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer