Breaking News
Loading...
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Bài 1: Tiếng kêu cứu của người Hàn Quốc - "살려 주세요!"

18:14

Như các bạn đã biết, trong tiếng Hàn 살다 - là "sống", còn 살리다 là nội động từ "cứu sống". Hôm nay, để hiểu thêm về ý nghĩa của hai động từ này, chúng ta hãy cùng đặt nó trong ngữ cảnh văn hóa và lịch sử Hàn Quốc.

VỀ TÁC GIẢ VÀ BÀI VIẾT

Chuyên mục Tiếng Hàn thú vị sẽ được xuất bản trên TTHQ™ vào sáng thứ Ba và thứ Năm hàng tuần.
- Về tác giả: Tác giả Thảo Nguyên đã tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục Tiếng Hàn tại Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Quốc gia Pusan), Hàn Quốc.
- Về bài viết: Loạt bài "Tiếng Hàn thú vị" là kết quả của quá trình sưu tầm, tổng hợp và biên soạn nhằm giới thiệu tới độc giả Việt Nam những góc nhìn độc đáo về tiếng Hàn nói riêng, văn hóa Hàn Quốc nói chung. Qua đó, nhóm biên tập viên TTHQ™ hy vọng độc giả Việt Nam, đặc biệt là những người yêu tiếng Hàn sẽ có cơ hội tiếp cận một cách cụ thể và sâu sắc hơn về tiếng Hàn. Đây cũng là loạt bài nằm trong dự án xuất bản sách "Tiếng Hàn thú vị" dành cho người Việt sẽ được xuất bản trong năm 2013. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được sự quan tâm và hưởng ứng bằng những đóng góp thiết thực qua địa chỉ emailThis email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Khi gặp phải tại hoa không lường trước, người ta thường kêu cứu một cách vô ý thức. Người Anh hoặc người Mỹ sẽ nói "Help me!", người Nhật nói "Kure daseuketeo", nhưng người Hàn Quốc không nói xin giúp đỡ (도와 주세요 - Hãy giúp tôi ) mà nói “Cứu tôi!” (살려 주세요). "살려 주세요" cũng giống như cách nói "Cứu tôi với!" của người Việt Nam trong trường hợp khẩn thiết.
Mặc dù chỉ trong một nói ngắn gọn nhưng qua đó ta có thể biết được lối tư duy của mỗi một quốc gia. Những từ "Help me" hay "Kure daseuketeo" không phải là lời kêu cứu mà ám chỉ việc yêu cầu trợ giúp thêm sức mạnh đang thiếu. Nhưng lời thỉnh cầu "Xin cứu tôi!" thì lại hàm ý "Tôi không còn một chút sức lực nào nữa", "Tôi đang sắp chết".
Nhìn lại lịch sử, mỗi lần có chiến tranh Hàn Quốc đều phải kêu gọi viện binh của các nước khác. Vào thời Nhật trị, nhân dân Hàn Quốc không chỉ oán than vì xót thương xương máu đồng bào mình mà còn rơi lệ máu bởi sự hy sinh của đội quân tiếp viện. Với tư cách của những người đến giúp, trước thái độ cầu viện chân thành và tiếng kêu "xin cứu mạng", họ cũng sẽ không bất mãn, không nề hà công sức thậm chí là mạng sống để hết lòng giúp đỡ.
Giống như Tonybee bàn về từ "awake" (눈뜨다, 깨우다 - mở mắt, đánh thức) - đó vừa là nội động từ và vừa là ngoại động từ. Khi việc "đánh thức" và việc "mở mắt" kết hợp với nhau thì sự giúp đỡ của hàng xóm láng giềng chính là sự giúp đỡ chân thành. Cầu viện người khác không phải là việc đáng để xấu hổ. Quan trọng ở đây là chủ thể đi xin trợ giúp hiểu đúng nghĩa khái niệm "cứu trợ" như thế nào, có đánh mất đi sự tự chủ của chính mình không?
Thông qua thái độ và cách chăm con của người Hàn Quốc, người Việt Nam nói riêng và các quốc gia Châu Á nói chung có thể thấy bố mẹ "giúp đỡ' con cái bằng cách can thiệp vào mọi việc từ nhỏ đến lớn của đứa trẻ. Còn ở Mỹ hay các quốc gia phương Tây, dù bố là triệu phú thì con cái vẫn phải đi làm thêm, làm những công việc như hầu bàn, rửa bát đĩa để tự trang trải học phí. Chúng được dạy phải tự chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình và tự đó học được tinh thần tự lập.
Khi đi ôtô cũng thế, ở Mỹ bố mẹ ngồi riêng một ghế, con cái ngồi ghế của chúng. Còn ở Hàn Quốc thì hầu như mọi trường hợp con cái được đặt ở ghế giữa, bố mẹ ngồi ở hai bên hộ tống là chuyện phổ biến. Cảnh tượng đó cũng tương tự như cảnh các ông bố, bà mẹ bế con đi rong để đút từng thìa cơm trong các gia đình người Việt. Những hành động đó có thật là sự "giúp đỡ" chân chính hay không? "Giúp đỡ, viện trợ" theo nghĩa chân chính phải là cách thức, phương pháp giúp con người ta được "mở mắt" và được "đánh thức". Còn sự "cầu viện" chính đáng là sự cầu viện khi chủ thể không đánh mất đi sự tự chủ và tinh thần cầu thị của chính bản thân mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer